Rượu ngâm đinh lăng và những điều cần lưu ý
Được nhiều người ưu chuộng và sử dụng như vậy, nhưng không phải ai cũng nắm bắt hết được những công dụng cũng như cách ngâm rượu đinh lăng như thế nào là đúng chuẩn nhất. Và những thắc mắc, những câu hỏi của anh em sẽ được giải thích rất chi tiết cụ thể trong bài chia sẻ này của chúng tôi. Hãy tham khảo nhé!
Cây Đinh Lăng là gì?
Cây Đinh Lăng là loại cây rất phổ biến trong mỗi khu vườn, hoặc trước cửa nhà của mỗi gia đình Việt Nam. Với tên khoa học là Polyscias fruticosa. Hay còn có tên gọi dân gian khác như: cây gỏi cá, nam dương sâm. Lá của loại cây này cũng thường được sử dụng như một loại rau ghém.
Cây đinh lăng cùng họ với nhân sâm. Toàn bộ cây đinh lăng đều có những giá trị dinh dưỡng, tùy vào người sử dụng. Tuy nhiên người ta thường trồng cây đinh lăng để lấy bộ rễ để sử dụng cho việc ngâm rượu hoặc làm những vị thuốc trong đông y. Cây phát triển được 3 – 4 năm tuổi là có thể thu hoạch lấy rễ. Thường thì người ta chọn mùa đông để lấy rễ để đảm bảo tận dụng được hết những dược liệu quý giá của nó. Tuy nhiên, để các dược liệu trong rễ cây đinh lăng đạt đến mức đỉnh điểm thì phải đợi đến 6 – 7 năm. Quá thời gian này không thu hoạch thì rễ cây sẽ bị xơ hóa và giảm chất lượng.
Rượu Đinh Lăng có tác dụng gì?
Đinh lăng có 2 loại là đinh lăng lá nếp và đinh lăng lá nhỏ. Dù là loại nào thì các bộ phận của nó như lá, thân, rễ đều là những dược liệu quý và rất tốt cho cơ thể nếu được dùng đúng cách. Rượu đinh lăng có tác dụng tăng cường sức khỏe, máy tập to dương vật độ dẻo dai và có khả năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, với những người muốn nâng cao thể trạng, thường hay tập gym thì lại càng nên dùng rượu ngâm cây đinh lăng điều độ và thường xuyên. Giải tỏa cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc bị suy giảm năng suất làm việc. Giúp tăng cân và đào thải độc tố cho cơ thể.
Ngoài ra, rượu đinh lăng chữa bệnh như mẩn ngứa, trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, chống độc và hỗ trợ điều trị bệnh viêm ga mãn tính. Uống rượu đinh lăng điều độ thường xuyên giúp tăng cường chức năng sinh lý, kéo dài thời gian quan hệ và hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương.
Rượu đinh lăng ngâm bao lâu thì uống được?
Theo nhiều anh em chia sẻ thì rượu đinh lăng ngâm khoảng trên 100 ngày là uống được. Nếu không có nhu cầu sử dụng ngay, thì các bạn nên ngâm càng lâu càng tốt. Bởi rượu đinh lăng ngâm càng lâu sẽ càng thơm, càng đằm, uống ngon và bổ hơn.
Dùng rượu đinh lăng để bồi bổ cơ thể được cho là an toàn, ít gây tác dụng phụ. Nhưng điều này chỉ đúng khi được sử dụng đúng liều lượng và thời gian quy định. Bởi nếu lạm dụng quá nhiều rượu đinh lăng sẽ khiến người dùng gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn, khiến cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy…
Cách ngâm rượu đinh lăng đơn giản tại nhà
Công tác chuẩn bị: Để ngâm được rượu đinh lăng chất lượng tốt, trước hết bạn cần chuẩn bị đồ ngâm rượu thật cẩn thận.
Rễ đinh lăng: Thông thường người ta sẽ chọn rễ cây đinh lăng lá nhỏ, được trồng năm năm trở lên. Loại rễ này có công dụng tốt hơn các loại rễ đinh lăng khác.
Rượu ngâm: Bạn nên chọn loại rượu gạo trắng, rượu nếp nguyên chất được lên men tự nhiên. Tốt nhất là loại rượu từ 40 – 42 độ, không nên chọn loại rượu có nồng độ cao bởi sau khi ngâm rượu sẽ bị nồng gắt khó uống.
Bình ngâm: Ngâm rượu đinh lăng nên sử dụng bình thủy tinh hoặc sành sứ. Không nên ngâm bằng bình nhựa vi ngâm lâu ngày, bình nhựa dễ bị biến chất. Để ngâm rượu đinh lăng tốt và đẹp mắt, bạn nên chọn loại bình thủy tinh có dáng trụ cao sẽ ưa nhìn hơn.
Bạn có thể sử dụng rễ đinh lăng khô hay đinh lăng tươi để ngâm rượu.
Ngâm rượu với đinh lăng tươi
Rễ tươi rửa sạch, có thể sắc lắt hoặc để nguyên bộ rễ để tạo hình cho đẹp rồi đem ngâm. Tỷ lệ ngâm: 1kg rễ tươi ngâm với 3 lít rượu.
Cách ngâm: Tùy hình dáng rễ mà bạn lựa chọn hình dáng bình sao cho phù hợp, đổ rượu vào bình cho ngập rễ Đinh lăng, khằng kín bình rượu, cất vào nơi nhiệt độ ổn định và tránh ánh sáng. Rượu rễ đinh lăng tươi có mùi thơm dễ chịu, màu vàng hổ phách, khi uống có vị dịu, cuốn hút mọi thực khách.
Ngâm rượu bằng đinh lăng khô
Rễ đinh lăng tươi rửa sạch, sắc miếng. Đem phơi khô (khoản 4 kg rễ sẽ được khoản 1 kg khô). Sau đó đem sao vàng, hạ thổ, sao bằng chảo tới khi thấy mùi thơm. Cho vào túi vải rồi ủ xuống đất trong khoản một giờ, sau đó đem ngâm. Tỷ lệ ngâm: 1kg rễ đinh lăng khô ngâm với 7 lít rượu.
Cách ngâm: Cho đinh lăng vào bình, đổ rượu vào bình cho ngập rễ đinh lăng, khằng kín bình rượu, cất vào nơi nhiệt độ ổn định và tránh ánh sáng. Rượu rễ đinh lăng khô có mùi thơm như thuốc bắc, màu cánh gián. Khi uống có mùi nồng hơn rượu ngâm rễ tươi.
Cách bảo quản rượu đinh lăng
Sau khi ngâm rượu đinh lăng, bạn nên để rượu đinh lăng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nên tránh để bình ở những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nhưng thông tin cần thiết khi bạn muốn sở hữu cho mình một bình rượu đinh lăng ngâm thơm ngon bổ dưỡng. Hy vong, những thông tin bổ ích trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về rượu đinh lăng.
>> Tìm hiểu chi tiết Men rượu thuốc bắc gia truyền Cụ Lực chất lượng cao, không phụ gia, hóa chất.
>> Xem thêm Men rượu bột (men cao cấp) Là loại men hòa nước - chất lượng hảo hạng.
>> Xem thêm Rượu nếp than / nếp cẩm đặc sản vùng Kinh Bắc.
>> Xem thêm Cơm rượu nếp cẩm tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, người cao huyết áp và đặc biệt rất tốt cho phụ nữ.