Cơ sở sản xuất men rượu gia truyền cụ Lực - Trang Anh
Hotline: 0932011555
 

Vào bếp cùng Men rượu cổ truyền hướng dẫn Cách nấu rượu gạo ngon

Nấu rượu gạo thì rất nhiều người biết cách nấu, nhưng làm thế nào để rượu ngon, không bị khê và thu được nhiều rượu nhất thì không phải ai cũng thành công. Hãy cùng Men rượu cổ truyền cụ Lực tìm hiểu cách nấu rượu ngon và thu được rượu nhiều nhất của những người đã có nghề nấu rượu lâu năm nhé!
Vào bếp cùng Men rượu cổ truyền hướng dẫn Cách nấu rượu gạo ngon

 

rong bài viết này, MEN RƯỢU THUỐC BẮC CỤ LỰC sẽ cùng bạn tìm hiểu những khía cạnh quan trọng nhất của nghề nấu rượu, bao gồm:

  • Quy trình nấu rượu gạo chuẩn
  • Kinh nghiệm nấu rượu ngon
  • 10Kg gạo nấu được bao nhiêu rượu?
  • Làm thế nào để nấu được nhiều rượu nhất?

Đây là những vấn đề quan trọng mà bất cứ ai đang có ý định học nấu rượu để bán hoặc đang có cơ sở cung cấp rượu nhưng vận hành không hiệu quả rất quan tâm. Bởi cách nấu rượu ngon sẽ cho họ chất lượng sản phẩm tốt, bí quyết nấu rượu hiệu quả sẽ cho họ nguồn lợi nhuận cao.

 

Với sự phát triển của xã hội nói chung và nghề nấu rượu nói riêng, phương pháp nấu rượu thủ công cũng dần được thay thế bằng cách nấu rượu gạo công nghiệp, cho năng suất cao hơn và rút ngắn thời gian hơn. Trong bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu về cách nấu rượu gạo truyền thống ở một làng quê nổi tiếng là làng rượu KIM SƠN Ninh bình.

Rượu Kim Sơn ( Ninh Bình) là thứ rượu truyền thống non nức tiếng đã được xếp vài một trong 10 loại rượu ngon nhất Việt Nam. Đây cũng là địa phương còn giữ được phương pháp nấu rượu  gạo thủ công cho đến ngày nay.

Gạo để nấu rượu Kim Sơn là gạo nếp lứt (chỉ xay qua lớp vỏ trấu còn giữ nguyên được lớp cám bọc bên ngoài còn y nguyên), sau đó được mang đi nấu với nước giếng khơi sạch. Cơm nấu xong thì dàn đều ra một cái nia lớn cho nguội. Trong khi chờ cơm nguội tiến hành giã nhỏ men thuốc Bắc, chờ khi cơm nguội mới tiến hành rắc men đều lên cơm.

 

Cơm sau khi được rắc men thuốc Bắc được cho vào chậu và úp lá khoai cho cơm lên men (trong khi ủ tránh mở ra xem vì sẽ dễ làm hỏng quá trình lên men).

“Đây là công đoạn quan trọng nhất vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồi rượu, nếu cơm mà không lên men coi như nồi rượu đó hỏng. Bởi khi ủ bằng men thuốc bắc nên cơm rượu khó lên men hơn những loại men khác, vì thế trong công đoạn này cần làm rất tỉ mỉ và cũng như kinh nghiệm của mỗi người”

Sau khi cơm lên men mở ra thấy có mùi thơm và ngọt thì cho vào chum, đổ thêm nước lọc tinh khiết (thường với 10kg gạo sẽ thêm khoảng 10-12 lít nước) vào rồi buộc chặt miệng ủ tiếp. Sau khi ủ khoảng 9-11 ngày ở chum thì tiến hành nấu chưng cất rượu lưu ý thời gian ủ chum càng lâu thì rượu càng thơm ngon và được rượu, Trong quá trình nấu rượu nên để lửa vừa phải không nên đun lửa quá to sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rượu.

Dụng cụ để nấu rượu gồm một nồi lớn, không cần vung, bên trên nồi này là một thùng tròn đóng bằng gỗ như cái trống, có đặt máng và ống dẫn rượu ra ngoài, trên cùng thường là một chậu lớn đặt nghiêng. Trong chậu này đựng nước thường xuyên được thay để giữ lạnh. Hơi rượu bốc lên từ nồi dưới, gặp lạnh ở đáy chậu đựng nước lạnh phía trên, sẽ hóa lỏng mà theo máng chảy ra ngoài rồi được hứng vào chai, can.

Theo người dân ở đây, từ khi bắt đầu nấu cơm cho đến lúc chưng cất phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và thường mất khoảng 15 ngày. Mất nhiều thời gian nhưng sẽ thu được mẻ rượu ngon, được nhiều người ưa chuộng, coi như đặc sản của vùng này

Ngoài kĩ thuật nấu rượu thì lựa chọn men rượu cũng là một trong những bí quyết của người nấu rượu truyền thống, men có chuẩn thì rượu mới thơm, không sốc, hậu vị ngọt tham khảo thêm  #menruouculuc #menruouthuocbacculuc

 

>> Tìm hiểu chi tiết Men rượu thuốc bắc gia truyền Cụ Lực chất lượng cao, không phụ gia, hóa chất.

>> Xem thêm Men rượu bột (men cao cấp) Là loại men hòa nước - chất lượng hảo hạng.

>> Xem thêm Rượu nếp than / nếp cẩm đặc sản vùng Kinh Bắc.

>> Xem thêm Cơm rượu nếp cẩm tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, người cao huyết áp và đặc biệt rất tốt cho phụ nữ.