Cơ sở sản xuất men rượu gia truyền cụ Lực - Trang Anh
Hotline: 0932011555
 

Top 10 làng nghề nấu rượu gạo thủ công ở Việt Nam

Các làng nghề nấu rượu thủ công truyền thống của Việt Nam nằm rải rác khắp từ Bắc chí Nam và việc nấu rượu thủ công nhỏ lẻ thì cũng có ở hầu hết các địa phương trên cả nước.
Top 10 làng nghề nấu rượu gạo thủ công ở Việt Nam
  1. Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, rót ra chén sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng, hương vị thơm nồng, êm dịu, đậm đà. Rượu Mẫu Sơn là một loại rượu ngon đặc sản do người Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn làm ra. Rượu được chưng cất thủ công với phương thức cổ truyền hàng ngàn năm từ gạo, nước tinh khiết của những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm.

  1. Làng Vân – Bắc Giang (Bắc Ninh)

Rượu Làng Vân được ví như dòng nước trong vắt, đẹp như nắng hạ, chỉ cần lắc nhẹ đã thấy sủi tăm rồi. Vào năm Chính Hòa thứ 24 (1703), vua Lê Hy Tông sắc phong cho sản vật Rượu này 4 mỹ từ Vân – Hương – Mỹ – Tửu. Rượu được nấu bằng nếp cái hoa vàng, men thuốc bắc và nghệ thuật nấu rượu tài tình, lâu đời của người dân Bắc Giang.

  1. Lạc Đạo – Hưng Yên

“Đất Lạc Đạo lưu linh say ngất
Rượu Nam bang đệ nhất là đây”.

Rượu Lạc Đạo có nồng độ cồn rất cao trên 45% vol, từng là sản vật tiến vua. Ngày nay, ai ghé qua Lạc Đạo cũng đều nhắc câu “uống rượu Lạc Đạo dễ lạc đường lắm”. Rượu Lạc Đạo là sự kết tinh men say của đất trời và tình cảm nồng ấm của con người Hưng Yên. Ở đây, nhiều người dân vẫn giữ cách nấu rượu truyền thống, đó là cách nấu “ba tòa“. Trong khi đó nơi khác lại sử dụng cách nấu kiểu “ruột mèo” hay còn gọi là “nấu bể”

Rượu Lạc Đạo, tiếng là ngon
Bao nhiêu tinh túy vẫn còn vẹn nguyên.
Men thuốc bắc, cha ông truyền
Thấm từng hạt gạo mộc tuyền trứ danh.
Hòa cùng dòng nước trong xanh,
Thiên nhiên khí hậu trong lành tinh khôi
Từng giọt hương vị đất trời,
Gửi niềm cảm xúc của người Hưng Yên

  1. Kim Sơn – Ninh Bình

Rượu Kim Sơn được chưng cất từ gạo nếp, men 36 vị thuốc bắc, nước giếng khơi. Rượu có vị ngọt, cay, thơm khiến người uống cảm nhận được sự ngọt ngào, ấm nồng tình cảo của con người vùng đất Cố Đô lịch sử

  1. Kim Long – Quảng Trị

Trong Đại Nam nhất thống chí đã viết Rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị là ngon hơn hết. Rượu thơm ngon vang tiếng một thời, được nhiều đời vua chúa, quan lại nhà Nguyễn tâm đắc vinh danh “Kim Long đệ nhất tửu”. Rượu Kim Long đã trở thành “món men nồng” được mệnh danh là “ Mỹ Tửu” của xứ Kim Long

  1. Làng Chuồn – Huế

Rượu Làng Chuồn là loại rượu do triều đình nhà Nguyễn tuyển chọn giống lúa tốt, giao cho dân làng trồng tỉa, thu hoạch, nấu thành rượu để tiến vào cung, phục vụ các dịp tế hưởng của triều đình. Hiện nay, Rượu Chuồn hay được ngâm với Minh Mạng thang, không chỉ là loại rượu quý về chất lượng, mà còn mang cả những giá trị di sản văn hóa vô hình của một vùng đất, khiến nhiều người phải mê đắm.

  1. Bàu Đá – Bình Định

Rượu Bàu Đá được đánh giá là loại ngon nhất, nặng nhất Việt Nam, 45-55% vol. Chuyện kể rằng ở Bình Định có một cái Bàu, trong bàu có nhiều đá và nguồn nước ở trong bàu dùng để nấu rượu lại cho ra những mẻ rượu thơm ngon khác thường.

  1. Gò Đen – Long An

Rượu Gò Đen cũng được nấu từ gạo nếp bằng phương pháp thủ công truyền thống, có hương vị độc đáo nhờ có cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu Gò Đen đã trở thành danh tửu nổi tiếng nhất vùng Nam Bộ

  1. Rượu Phú Lễ – Bến Tre

Rượu nếp Phú Lễ là một loại rượu thủ công có từ lâu đời, có hương vị nồng đậm, thơm ngon, uống rất êm mà không bị đau đầu. Rượu Phú Lễ đã trở thành danh tửu của vùng đất Nam Bộ, được vinh danh là “Ngự Tửu” cũng từng là sản vật tiến vua

  1. Xuân Thạnh – Trà Vinh

Rượu Xuân Thạnh là một trong 3 danh tửu nổi tiếng ở mảnh đất miền Tây Nam Bộ cùng với Rượu Phú Lễ và Rượu Gò Đen, với hương vị nồng nàn, ngọt ngào hấp dẫn và không gây khó chịu cho người lỡ vui quá chén. Rượu được chưng cất rất cầu kỳ, từ gạo nếp mùa truyền thống cùng với 14 loại men viên và 48 dòng nấm mốc gia truyền có hoạt tính đường hóa cao.

>> Tìm hiểu chi tiết Men rượu thuốc bắc gia truyền Cụ Lực chất lượng cao, không phụ gia, hóa chất.

>> Xem thêm Men rượu bột (men cao cấp) Là loại men hòa nước - chất lượng hảo hạng.

>> Xem thêm Rượu nếp than / nếp cẩm đặc sản vùng Kinh Bắc.

>> Xem thêm Cơm rượu nếp cẩm tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, người cao huyết áp và đặc biệt rất tốt cho phụ nữ.